Sử dụng Rau dớn

Yam phak khut: Món xa lát Thái gồm rau dớn và thịt lợn.

Được gọi là pucuk paku ở Malaysia, paco ở Philippines[10], dhekia (ঢেকীয়া) ở Assam "Dhenkir Shaak (ঢেঁকির শাক) trong tiếng Bengal, và linguda ở miền bắc Ấn Độ, đều là chỉ tới các lá lược non còn cuộn lại. Tại Thái Lan nó được gọi là phak khut (tiếng Thái: ผักกูด). Rau dớn có lẽ là loài dương xỉ được tiêu thụ nhiều nhất trong ẩm thực[11]. Các lá lược non được sử dụng làm rau xào hay xa lát[10][12]. Tại Hawaii các lá lược non còn cuộn lại được dùng làm món xa lát gọi là pohole.

Các lá lược non này có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc[13]. Loài dương xỉ này cũng được sử dụng trong y học dân gian tại một vài nơi. Cụ thể, thuốc sắc từ lá lược có tính chống sốt rét, được sử dụng trong chữa trị sốt rét, đau tai, đau răng, vàng da và táo bón, được phụ nữ mang thai dùng làm thuốc trong thời gian sinh đẻ để điều trị hậu sản. Lá lược non giã dập được dùng chữa ghẻ, nhọt và nhiễm trùng da của trẻ sơ sinh. Thuốc sắc từ lá lược cũng dùng để xoa vào vết thương và được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ cóc và hạ sốt. Thân rễ được dùng làm thuốc tẩy giun, chống côn trùng và sâu bệnh. Thân rễ giã dập cũng được dán để hạ sốt, điều trị hen suyễn, ho, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, chảy máu cam.[14]

Tại Việt Nam

Trong ẩm thực

Loại rau rừng này vốn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộcViệt Nam, chẳng hạn rau dớn là loại rau chính trong mùa xuân của người Cơ Tu. Vào những ngày cuối năm, người Cơ Tu cũng vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết.[5] Đối với nhiều tộc người, rau dớn là vua loại rau, nó giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn.[7] Trước đây, rau dớn từng là món ăn chính của bộ đội B3 Trường Sơn.[7]

Hiện nay, rau dớn đã trở thành món đặc sản nơi phố thị, thậm chí có mặt trong những nhà hàng sang trọng,[3] là thứ rau sạch mà nhiều nhà hàng luôn chú ý trong thực đơn.[6] Nhiều người hái rau dớn về bỏ cho các nhà hàng đặc sản ở các khu đô thị. Thị trường đang tiêu thụ mạnh, nguồn cung không kịp cầu.[5]

Từ rau dớn người ta có thể chế biến nhiều món ăn dân dã như rau dớn luộc, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn. Rau dớn hái về còn tươi xanh luộc chấm với mắm cái hoặc chế biến trộn tôm thịt bằng cách dùng tôm sông và thịt heo ba chỉ, xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều..., hoặc dớn xào rắc hạt mắc khén hay món món rau dớn dòn với cá niên.[8] Tuy nhiên, món phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả là món rau dớn luộc.[8] Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau và củ quả khác có thể giúp người dân tộc miền núi trước đây chống chọi với nạn đói[7]

Trong y học

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Trong y học, rau dớn là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng... Theo đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.[3][9] Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng.[6] Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rau dớn http://ethnoleaflets.com/leaflets/pterido.htm http://books.google.com/books?id=YC_lAgAAQBAJ&pg=P... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/am-thuc/chan-... //dx.doi.org/10.2307%2F1545216 http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://www.eol.org/pages/597484 http://www.iucnredlist.org/details/194150/0 http://libnts.avrdc.org.tw/fulltext_pdf/ebook1/10-...